Home » “Made in China” – Lý giải đi đâu cũng gặp
made in china

“Made in China” – Lý giải đi đâu cũng gặp

Bởi Loanthanh

“Đồ Trung Quốc (made in china) toàn hàng dỏm và độc hại”.

Đây là quan điểm rất phổ biến không chỉ tại Việt Nam, mà tại các nước Phương Tây cũng có ấn tượng như thế. Điều này dễ dàng thấy khi không thiếu những meme trên Internet như hình minh hoạ ở trên.

Mục lục:

I. Luôn là made in china

Sản xuất của Trung Quốc đã phát triển theo thời gian: đây là cách Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới. Trong hơn 30 năm qua, quốc gia này đã đi từ nền kinh tế nông nghiệp trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

Tính đến năm 2015, “Trung Quốc sản xuất khoảng 80% máy điều hòa không khí, 70% điện thoại di động và 60% giày dép trên thế giới”.

Theo The Economist

Lĩnh vực sản xuất của đất nước này đã phát triển và mở rộng đáng kể. Các nhà máy đã cải tiến quy trình, kiểm soát chất lượng và đào tạo công nhân theo thời gian.

1. Vậy tại sao nhiều sản phẩm chất lượng thấp vẫn xuất xứ từ Trung Quốc?

Điều đầu tiên bạn nên hiểu rằng, dù muốn hay không thì thị trường cũng theo quy luật cung cầu, điều này xuất phát từ nhu cầu các sản phẩm chất lượng thấp của các nước phương Tây.

Nhiều thương hiệu bán lẻ của phương Tây nhận ra rằng họ có thể bán được nhiều sản phẩm hơn bằng cách bán với giá thấp hơn. Để làm được điều này, họ đã lựa chọn hy sinh chất lượng.

Là một người mua hàng đến Trung Quốc, bạn sẽ tìm thấy các nhà máy có thể sản xuất sản phẩm cho bạn với nhiều tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Về cơ bản, còn phụ thuộc vào yêu cầu của bạn đặt ra đối với họ và mức độ bạn sẵn sàng chi nhiều hơn cho các vật liệu tốt hơn để kiểm soát chất lượng.

Nếu bạn đến nhà máy và nói: “Tôi muốn bạn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhất và tôi muốn bạn sản xuất chúng với chi phí thấp nhất, thấp hơn thị trường”, điều này là không thể.

Thay vào đó, tốt hơn hết là bạn nên nhận ra rằng mặc dù bạn có thể sản xuất sản phẩm của mình ở Trung Quốc với chi phí thấp hơn ở phương Tây mà vẫn có chất lượng tốt, nhưng việc cố gắng đẩy chi phí xuống quá xa sẽ phản tác dụng.

Vì thế, made in china cũng còn phụ thuộc vào thương hiệu cá nhân để đảm bảo chất lượng sản phẩm của hãng đó:

  • Mỗi thương hiệu có trách nhiệm quyết định chất lượng sản phẩm quan trọng như thế nào đối với họ.
  • Sản xuất một sản phẩm chất lượng cao ở Trung Quốc đòi hỏi phải làm việc với các nhà cung cấp phù hợp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và không đẩy họ quá nhiều về giá.
  • Có một loạt các nhà cung cấp ở Trung Quốc với các khả năng đáp ứng khác nhau.
  • Để có được chất lượng tốt, nhà nhập khẩu nên cung cấp thông số kỹ thuật rõ ràng để họ có được thông tin chính xác mà họ đang tìm kiếm.
  • Cuối cùng, các thương hiệu nên xem xét quy định các nhà máy phải chịu trách nhiệm với sự kiểm soát chất lượng của bên thứ ba.
  • Những thương hiệu không làm được những điều này sẽ không ngạc nhiên khi người tiêu dùng không coi sản phẩm của họ là hàng chất lượng cao.

2. Hàng “Made in China” có kém chất lượng không?

Chắc chắn là có hàng kém chất lượng được sản xuất tại Trung Quốc và các nước giá rẻ khác như Ấn Độ hay Bangladesh,… Bên cạnh có những mặt hàng chất lượng thấp đến từ Trung Quốc, thì cũng có những thương hiệu nổi tiếng như Apple, Coach và Armani tạo ra những sản phẩm được coi là chất lượng cao và có giá cao.

made in china

II. Đằng sau công xưởng của Thế Giới cho lý do made in china

Bạn có thể nghĩ rằng sự phổ biến của các sản phẩm Trung Quốc là do nguồn lao động dồi dào đã làm giảm chi phí sản xuất nhưng còn nhiều điều hơn thế nữa.

Những lý do mà chỉ có thể là Trung Quốc mà không 1 quốc gia nào hiện và đang có thể cạnh tranh được với anh hàng xóm to lớn này là:

1. Lương nhân công giá rẻ

Trung Quốc là nơi sinh sống của hơn 1,4 tỷ người, trở thành quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Vì thế, theo quy luật cung cầu, lượng cung về người lao động luôn quá nhiều, dẫn đến tiền lương mặt bằng chung thấp.

Cụ thể là với 778 triệu công nhân, lực lượng lao động của Trung Quốc là lớn nhất thế giới tính đến năm 2020 (theo Wikipedia).

Lượng người di cư từ nông thôn, tầng lớp nghèo về thành phố ngày càng tăng. Lực lượng này sẵn sàng làm việc tăng ca với mức lương thấp.

Thêm vào đó, Trung Quốc không tuân thủ 1 cách triệt để về luật lao động liên quan đến trẻ em hoặc tiền lương tối thiểu vùng.

2. Hệ sinh thái kinh doanh

Hệ sinh thái kinh doanh của Trung Quốc đã phát triển hơn 30 năm qua, bao gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất linh kiện và nhà phân phối được gắn kết, phát triển để biến nước này thành một nơi sản xuất sản phẩm hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.

Các công ty Mỹ như Apple cũng tận dụng hiệu quả chuỗi cung ứng của Trung Quốc để giữ chi phí thấp và đạt tỷ suất lợi nhuận cao.

3. Môi trường pháp lý không bị ràng buộc nhiều

Các nhà sản xuất ở phương Tây sẽ phải tuân thủ các điều luật cơ bản liên quan đến luật lao động trẻ em, lao động không tự nguyện, định mức sức khỏe và an toàn, tiền lương và luật bảo vệ môi trường. Trong khi đó, các nhà máy Trung Quốc được biết đến là không tuân theo hầu hết các tiêu chuẩn trên.

Thực trạng hiện nay tại các nhà máy ở Trung Quốc sử dụng cả lao động trẻ em, làm tăng ca, không cung cấp bảo hiểm lao động. Luật bảo vệ môi trường cũng bị phớt lờ, tạo điều kiện cho các nhà máy cắt giảm chi phí quản lý chất thải.

4. Chính sách thuế

Nhằm tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các công ty sản xuất hàng hóa với chi phí thấp, Trung Quốc áp dụng các chính sách hoàn thuế xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) bằng 0%.

Ngoài ra, các sản phẩm tiêu dùng từ Trung Quốc được miễn mọi loại thuế nhập khẩu. Các mức thuế suất thấp hơn này đã giúp giữ cho chi phí sản xuất ở mức thấp.

5 .Tiền tệ

Trung Quốc đã bị cáo buộc làm giảm giá trị của đồng nhân dân tệ một cách phi tự nhiên để tạo lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu của họ trước các hàng hóa tương tự do các đối thủ cạnh tranh của Mỹ sản xuất. Trung Quốc luôn kiểm tra sự tăng giá của đồng nhân dân tệ bằng cách mua đô la và bán nhân dân tệ.

Đồng nhân dân tệ yếu hơn khiến hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn và được coi là phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Từ những lý do chủ yếu trên, Trung Quốc luôn được coi là “công xưởng của Thế Giới”.

III. Kết luận

Với những ưu thế như đã phân tích ở trên, có thể hiểu được các thương hiệu lớn từ nước ngoài tận dụng nguồn công xưởng lớn và rẻ này để đạt tối đa lợi nhuận.

Giờ thì bạn đã hiểu vì sao tất cả các sản phẩm hầu như đều được gắn nhãn mác là made in china rồi phải không? Không chỉ riêng tại Việt Nam đâu, mà cả nước ngoài cũng giống vậy đó.

Việc của người tiêu dùng là lựa chọn các nhãn hàng lớn và uy tín, thương hiệu lâu đời của họ sẽ bảo chứng cho chất lượng sản phẩm.

Lưu ý:

  • Nguồn bài viết Ngày vui vẻ tham khảo từ trang nước ngoài insight-qualityinvestopedia.
  • Nếu có sai sót hoặc ý kiến đóng góp về bài viết, rất mong nhận được chia sẻ quý giá từ các bạn.
5 1 vote
Đánh giá bài viết

Bài liên quan

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
error: Content is protected !!
0
Mòn mỏi chờ comment của bạn.x
()
x