Home » 7 thứ bạn nên vứt bỏ nếu muốn tiết kiệm tiền
tiết kiệm tiền

7 thứ bạn nên vứt bỏ nếu muốn tiết kiệm tiền

Bởi Loanthanh

Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, bạn có biết rằng có những thứ bạn nên vứt bỏ ngoài việc chỉ đơn thuần giảm chi tiêu?

Chỉ cần vứt bỏ 7 thứ này, bạn có thể tăng ngân sách tiết kiệm tiền của mình lên được kha khá đấy.

Mục lục:

■ 1. Email quảng cáo không cần thiết

Bạn thường xuyên nhận được một đống email quảng cáo sau khi đăng ký, sử dụng, tìm kiếm thông tin trên google, hay mua sắm trực tuyến?

Chỉ để lại quảng cáo, thông báo hữu ích, các nhãn hàng mà bạn dùng thường xuyên, còn lại huỷ đăng ký, lọc thư rác hoặc chặn mail là cách tốt nhất để không phải tiếp cận với những cám dỗ mua hàng hay các chương trình giảm giá khác.

■ 2. Cảm giác mơ hồ “có thể sẽ cần thiết” ảnh hưởng rất lớn đến tiết kiệm tiền

Về nguyên tắc, bạn chỉ tiêu tiền cho những sản phẩm/ dịch vụ quan trọng và “thật sự cần thiết”. Tuy nhiên, tâm trí con người rất yếu đuối trước những cám dỗ, và nói thẳng ra là chúng ta toàn đi mua sắm với cảm giác mơ hồ biết đâu sẽ cần trong tương lai? Thực ra, bạn không dùng những thứ này nhiều đâu, hoặc không có chúng cũng không ảnh hưởng gì đến bạn cả.

Vì vậy, lần sau nếu có món đồ mang lại cho bạn cảm giác “có thể sẽ cần thiết” thì bạn cứ thẳng thắng loại bỏ, không cần mua cũng được nhé!

cách tiết kiệm tiền hiệu quả

■ 3. Thẻ tín dụng không sử dụng

Có phải số lượng thẻ tín dụng của bạn đang tăng lên vì các chương trình khuyến mãi và quảng cáo? Khi hỏi 1 người nào đó bất kỳ nào đó, trung bình mỗi người có từ 2-4 thẻ tín dụng.

Càng có nhiều thẻ tín dụng, bạn càng có nhiều cơ hội nhận được nhiều giảm giá và các đặc quyền ưu đãi khác, dẫn đến 1 hệ quả là bạn càng có khả năng mua sắm những thứ không cần thiết. Ngoài ra, vì thẻ ít được sử dụng nên phí thường niên bị tăng hàng năm mà bạn không nhận ra hệ thống đã thay đổi chính sách miễn phí thường niên.

Hãy giới hạn bản thân trong 2-3 thẻ tín dụng mà bạn thường xuyên sử dụng và hủy các thẻ còn lại. Bằng cách giảm số lượng thẻ, bạn có thể tập trung vào số điểm của thẻ, từ đó giúp việc tích lũy dễ dàng hơn.

Xem thêm: Cách sử dụng thẻ tín dụng – có phải dùng thì phá, không dùng thì tiếc?

■ 4. Thẻ khách hàng thân thiết ít sử dụng

Ngoài thẻ tín dụng, bạn cũng nên cân nhắc cho thẻ tích điểm. Bạn có bị ảnh hưởng bởi thẻ tích điểm và nghĩ rằng: “Đi đến siêu thị X thường xuyên hơn để nhận được nhiều điểm hơn” hay “Hãy đi mua sắm vì hôm nay được x3 lần số điểm.”

Bạn là “chủ nhân” và thẻ tích điểm là phương tiện, công cụ hỗ trợ giảm giá, nhưng nếu ngược lại, bạn cố gắng chi tiêu để tích điểm và những chi phí không cần thiết sẽ chồng chất lên. Để sử dụng số điểm sắp hết hạn, có trường hợp bạn đã mua nhiều thứ không cần thiết.

Gần đây, càng tiện lợi hơn khi không chỉ tích điểm bằng thẻ mà còn có thể bằng ứng dụng trên điện thoại. Mặc dù, bạn không thường xuyên đến siêu thị nhưng màn hình cứ bật thông báo với nội dung như là “khuyến mãi sốc, gấp 5 lần số điểm” thì bạn sẽ dễ dàng bị lôi cuốn vào việc mua sắm.

Vì thế, nếu được hãy vứt bỏ thẻ tích điểm và các ứng dụng mà bạn không sử dụng thường xuyên, để bạn không phải mua sắm nhiều hơn bằng thẻ tích điểm.

■ 5. Tiết kiệm tiền với dịch vụ không dùng đến

Phân tích những khoản chi tiêu hiện tại của bạn.

Có rất nhiều thứ bạn bỏ tiền ra đăng kí mà không dùng đến, và nếu hủy dịch vụ thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Những công ty lớn từ lâu đã hiểu được rằng sự lười biếng của khách hàng sẽ đem lại lợi nhuận cho họ. Càng lười biếng, chúng ta càng ít chú tâm tới tiền bạc của mình và lợi nhuận của họ sẽ càng tăng lên.

Các trường hợp bạn có thể cân nhắc:

  • Bạn không hay xem ti vi hay bất kì kênh truyền hình nào trong gói dịch vụ nhưng vẫn đăng kí dịch vụ của công ty truyền hình cáp, ứng dụng xem phim trực tuyến
  • Bạn không tận dụng được gói dịch vụ điện thoại
  • Bạn không đọc báo hoặc không có hứng thú, nhưng hằng ngày vẫn nhận và trả tiền cho chúng
  • Bạn có thẻ tập gym, đi bơi nhưng chẳng mấy khi đặt chân đến phòng tập

Đây đều là những khoản tiền không hề nhỏ. Hãy thử cộng tất cả những phí dịch vụ hằng năm và bạn sẽ thấy con số đó hoàn toàn có thể cho phép bạn có một kì nghỉ tuyệt vời.

👉 Đã đến lúc hủy mọi đăng ký mà bạn không sử dụng thường xuyên. Và đảm bảo bạn đã tắt tính năng tự động thanh toán khi đến hạn. Nếu bạn đã hủy và thấy rằng mình không thể không cần dịch vụ đó, thì mới đăng ký trở lại.

■ 6. Mua vé số – Cách tiết kiệm tiền hiệu quả?

Tỷ lệ trúng sổ xố của 1 người ở đâu đó trong khoảng 1/ 13 triệu (nguồn: Wikipedia). Với tỷ lệ như như vậy, cơ hội bạn lấy lại số tiền đã chi cho những tờ vé đó là rất rất nhỏ hay nói thẳng ra là không có khả năng.

Biết vậy, để bạn không mua ồ ạt, đại trà mấy chục tờ vì sẽ có nhiều người tiêu tiền mua vé số nằm trong danh mục từ thiện, với tâm lý để ủng hộ người khó khăn.

■ 7. Tiết kiệm tiền với thói quen không lành mạnh

Việt Nam xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về lượng tiêu thụ bình quân rượu bia/ người (Theo VTV). Bên cạnh đó, tỷ lệ người Việt hút thuốc lá đứng thứ 15 trên thế giới. Ước tính người dân chi đến 49.000 tỉ đồng/năm để mua thuốc lá. (Tuổi Trẻ), điều này còn chưa tính đến các chi phí gián tiếp liên quan đến uống rượu và hút thuốc.

Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh. Còn thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh (ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản).

Thuốc là và bia rượu đều ảnh hưởng rất nguy hại đến sức khoẻ cũng như việc tích luỹ tiền bạc, chỉ cần bạn giảm số lần hoặc bỏ được thì riêng 1 khoản chi tiêu này cũng tăng khá nhiều số tiền tiết kiệm của bạn lên rồi đó!

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều thói quen xấu khác. Bạn có thể tự nhận diện và thay đổi từ từ, từng chút một nhé!

Lưu ý:

  • Nguồn bài viết tham khảo từ trang allabout.co.jp
  • Nếu có sai sót hoặc ý kiến đóng góp về bài viết, rất mong nhận được chia sẻ quý giá từ bạn.
Nếu thấy bài viết hay thì ủng hộ tớ nhé!
5 1 vote
Đánh giá bài viết

Bài liên quan

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
error: Content is protected !!
0
Mòn mỏi chờ comment của bạn.x
()
x