Tình hình sau dịch, lãi suất gửi ngân hàng thấp do nhà nước điều tiết để kích thích nền kinh tế. Thêm vào đó, tình hình lạm phát tại Việt Nam lại đang tăng. Dự kiến năm 2022 là 3,85% (theo statista).
Lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng lớn và uy tín chỉ ở mức 6%/năm, lại trừ cho lạm phát gần 4% như trên thì tiền gửi còn bao nhiêu nữa. Chán ghê!
Ngày vui vẻ cũng đã cố tìm hiểu xem có hình thức đầu tư/tiết kiệm khác với lãi suất cao hơn không, và cho đến 1 ngày tìm được các app đầu tư tài chính dành cho người không chuyên – Tikop.
Mục lục:
- I. Giới thiệu chung về app tài chính
- II. Tại sao lại là Tikop?
- III. Tikop lấy tiền đâu ra trả lãi suất cao vậy?
- IV. Cách đăng ký
- V. Ưu nhược điểm của Tikop
- VI. Kết luận
I. Giới thiệu chung về app tài chính
Xu thế thời đại công nghệ 4.0, đến cả đầu tư, tiết kiệm, thanh toán cũng thực hiện online. Nên cũng có hàng loạt các app đầu tư tài chính ra đời. Có thể kể đến Finhay được quảng cáo khá rộng rãi, tiếp đến là Tikop, Infina, Momo, Timo,…
Thật ra là mình đã dùng Finhay cũng được 2-3 năm rồi. Chỉ mới đổi qua Tikop trong thời gian gần đây. Nhưng mình lại giới thiệu Tikop vì 1 lý do lớn nhất:
Finhay tốn tùm lum phí (nếu bạn để >50tr sẽ bị thu 22k phí quản lý hàng tháng, còn dưới 50tr thì khoảng 9k, ngoài ra còn phí rút nhanh, phí đầu tư) còn Tikop thì không tốn 1 đồng phí nào cho bất kỳ 1 khoản nào.
Thêm vào đó, lãi suất tại Tikop lại hấp dẫn nhất trong tất cả các app trên thị trường hiện nay. Tikop có 3 gói tích luỹ:
- Gói Thánh Gióng 8,6%/ 1 năm (cho kỳ hạn 9 tháng)
- Gói Âu Cơ 7,5%/1 năm (cho kỳ hạn 3 tháng)
- Gói Lộc Phát 5,5%/ 1 năm (không kỳ hạn): là gói không kỳ hạn cao nhất ( hiện nay Finhay là 4%, Momo và Zalopay là 5%)
II. Tại sao lại là Tikop?
❓Để quyết định đầu tư 1 sản phẩm/ dự án nào đó, theo chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh, bạn cần trả lời được cái câu hỏi sau:
- Cơ sở/tính pháp lý của sản phẩm? Nhà nước, pháp luật có bảo vệ chúng ta không?
- “Hạng mức tín dụng”, độ tin cậy của người bán.
- Nguyên tắc vận hành, tạo ra lợi nhuận của tài sản/sản phẩm.
- Các rủi ro tiềm ẩn.
- Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng?
Không tự mình trả lời được các câu hỏi trên thì đừng đầu tư.
Tiền của mình thì mình phải nắm rõ, phải tìm hiểu và chịu trách nhiệm để tiêu dùng khôn ngoan hơn.
Theo đó, theo mình tìm hiểu thì Tikop:
🔰 Được kiểm toán tại VACO – tiền thân của Deloitte Việt Nam, là một công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.
🔰 Đơn vị chủ quản: Công ty CP Công nghệ TECHLAB – hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mới lấn sân sang lĩnh vực Fintech. Mã số thuế: 0109175223.
🔰 Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0109175223 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 07/05/2020.
🔰 Tikop không quản lý và giữ tiền của khách hàng. Tài sản của khách hàng sẽ luôn được đầu tư và lưu ký tại các tổ chức tài chính và bảo hiểm hàng đầu Việt Nam như: FPT Capital, Bảo hiểm Quân đội MIC,…
🔰 Truyền thông trên các đơn vị báo chí lớn, sở hữu những kênh chính thức như: App Store, Website, Fanpage, Group, hotline hỗ trợ hoạt động liên tục.
➡️ Từ những thông tin trên, Tikop chắc chắn an toàn hơn các app không rõ ràng về mặt pháp lý , không có doanh nghiệp kiểm toán, nhập cảnh không giấy phép,…Còn lại thì quyền tìm hiểu và sử dụng nằm ở bạn.
III. Tikop lấy tiền đâu ra trả lãi suất cao vậy?
Có thể bạn không biết, DÒNG TIỀN NGẮN HẠN CÓ THỂ CHUYỂN THÀNH DÒNG TIỀN DÀI HẠN.
Khi một ngân hàng nhận được nhiều dòng tiền ngắn hạn gởi vào, thì ngân hàng đó sẽ có khả năng tạo ra 1 dòng tiền dài hạn. Ví dụ tháng 4 ngân hàng A có 100 tỷ tiền ngắn hạn, tháng 5 có 95 tỷ, tháng 6 có 105 tỷ, tháng 7 có 110 tỷ…thì ngân hàng A sẽ có dòng tiền vốn khoảng 60-70 tỷ, dù là tiền gởi ngắn hạn, nhưng ổn định, nên được xem là nguồn tiền dài hạn.
Các ngân hàng tận dụng dòng tiền dài hạn này, được tạo ra từ vốn ngắn hạn, để cho vay trung dài hạn.
Ngân hàng Nhà nước quản lý các ngân hàng rất sát để đảm bảo tỷ lệ (vốn dài hạn / cho vay trung và dài hạn) này nằm ở ngưỡng an toàn.
NHỜ THẾ, TIỀN VÃNG LAI (KHÔNG KỲ HẠN) THÀNH TIỀN GỞI CÓ KỲ HẠN.
Khi ngân hàng có nhiều dòng tiền vãng lai (tiền gởi không định kỳ) thì ngân hàng cũng sẽ “rút tỉa” ra từ những dòng tiền vãng lai liên tục này một dòng tiền ổn định, 1 năm hoặc hơn.
Ngân hàng trả lãi vãng lai (không kỳ hạn) rất thấp cho số tiền này, nhưng lại có thể cho vay theo kỳ hạn với lãi suất cao hơn nhiều. Vì thế khoản tiền này đóng góp lợi nhuận kha khá cho các ngân hàng.
App tài chính (Ứng dụng công nghệ tài chính) sẽ giúp người dân hưởng lãi suất cao trên tiền vãng lai. Nhờ công nghệ và nhờ vào số lượng khách lớn, các app tài chính nhận tiền vãng lai của khách hàng, chuyển thành dòng tiền dài hạn như mô tả bên trên, và nhờ thế có thể trả cho khách hàng lãi suất cao.
(Trích nội dung giải thích của chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh, bạn có thể theo dõi tác giả trên Facebook để cập nhật thêm thông tin về tài chính rất bổ ích nhé).
Ngoài ra, tiền gửi của bạn được Tikop cũng như các ứng dụng tài chính khác đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… nên lãi suất cao hơn so với ngân hàng cho đi vay.
IV. Cách đăng ký
1. Bạn nhấn vào hình tikop bên dưới để đăng ký tài khoản:
2. Bạn đăng nhập ứng dụng bằng số điện thoại và email. Sau đó cần xác nhận danh tính chụp hình CMND/CCCD và hình chân dung để mở khoá sử dụng đầy đủ các tính năng của Tikop.
3. Để bắt đầu tích luỹ bạn cần nạp tiền vào Tikop với hình thức chuyển khoản ngân hàng.
✔️ Vì giao diện và cách sử dụng của Tikop khá đơn giản và dễ dàng. Bạn làm trong 5p là đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng app được rồi.
*Note: Nếu yêu thích bài viết và muốn ủng hộ mình, lúc đăng ký ứng dụng bạn nhớ kiểm tra đã áp dụng mã giới thiệu của mình chưa nha: VQ7BW9 (hoặc đã nhấp vào link trên để đăng ký). Bạn cũng sẽ được cộng thêm 15k vào tài khoản của mình nữa đó.
V. Ưu nhược điểm của Tikop
Ưu điểm
- Tikop có tốc độ xử lý khá nhanh. Bao gồm các giao dịch nạp tiền và rút tiền được thực hiện trong tích tắc (thông thường trong vòng 3p, tối đa 30p).
- Sau khi thực hiện giao dịch thì bạn cũng sẽ được nhận email thông báo giá trị giao dịch và mã hợp đồng.
- Bộ phận chăm sóc khách hàng hỗ trợ rất nhanh chóng, có hotline để liên lạc khẩn cấp, kể cả là ban đêm.
- Có thể bắt đầu chỉ từ 50k
- Không phải tốn phí nạp/rút tiền, duy trì tài khoản.
- Giao diện app thân thiện, đơn giản, ai cũng có thể sử dụng.
- Lãi suất các gói tiết kiệm cao hơn gửi ngân hàng rất nhiều.
- Tikop có liên kết với ví điện tử 9PAY, nếu bạn tải và dùng ví thì việc nạp tiền càng đơn giản hơn nữa.
- Tuỳ từng gói tích luỹ và chính sách của chương trình mà rút trước kỳ hạn được hưởng lãi 1%-3%.
- Các gói đầu tư ngoài gói có sẵn theo khẩu vị rủi ro: an toàn, thử thách, mạo hiểm, còn có gói mình tự chọn.
- Có thêm hình thức đầu tư bất động sản mới mà các app tài chính khác chưa có.
- Hạn mức tích luỹ gói Âu Cơ (3 tháng) và Thánh Gióng ( 9 tháng) đã được nâng lên từ 500tr thành 1 tỷ.
Nhược điểm
- Mới chỉ có 3 sản phẩm đầu tư và tích luỹ, bất động sản, chắc cần thời gian để app mở rộng sang các sản phẩm tài chính đa dạng khác.
- Mình mới tìm được có 1 nhược điểm trên của app à, nếu trong quá trình sử dụng có phát sinh sẽ bổ sung thêm nhé!
*Lưu ý: Bạn rút tiền từ gói tích luỹ về sẽ bị trừ thuế thu nhập cá nhân là 5%.
VI. Kết luận
Với Tikop, mình ưu tiên dùng sản phẩm tích luỹ hơn.
Còn về đầu tư, nếu được bạn nên tìm hiểu, học thêm để nắm rõ các phương pháp đầu tư khác, tự mình làm chủ dòng tiền của mình 1 cách chủ động mà không phải nhờ các chuyên gia như trong các hình thức đầu tư của các app hiện nay (vì thế nên khoản lời thu về cũng không cao).
Bạn vẫn nên nhớ, lợi nhuận càng cao, rủi ro cũng theo đó cũng tăng cao. Không có sản phẩm đầu tư nào an toàn 100% mà lợi nhuận cao cả. Đến cả gửi tiết kiệm ngân hàng cũng có rủi ro (chỉ là khá thấp).
Bạn vẫn nên áp dụng quy tắc cũ nhưng không bao giờ lỗi thời: Không bao giờ để toàn bộ quả trứng vào 1 giỏ. Gửi tiền và đầu tư vào nhiều hình thức, trong đó có Tikop là 1 trong số sự lựa chọn nhằm đa dạng hoá, tạo quỹ dự phòng tốt hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Finhay. Trừ nhược điểm là phí cao ra thì Finhay có nhiều hình thức đầu tư hơn: vàng, chứng khoán, đầu tư quỹ, danh mục đầu tư cũng đa dạng hơn,…