Home » App quản lý chi tiêu – Bước tiên quyết trong quản lý tài chính cá nhân
app quản lý chi tiêu

App quản lý chi tiêu – Bước tiên quyết trong quản lý tài chính cá nhân

Bởi Loanthanh

Bạn có đang theo dõi chi phí hàng tháng của mình không?

Nếu muốn kiểm soát đồng tiền, bạn phải thay đổi hành động của mình bằng cách quản lý chi tiêu. Và để làm được điều đó thì phải theo dõi chi tiêu của mình 1 cách đều đặn.

Cách thức đơn giản nhất để thực hiên là qua các app quản lý chi tiêu, qua note, hoặc qua file excel,…

Mục lục:

I. Tại sao phải quản lý chi tiêu cá nhân?

Có một câu nói phổ biến rằng “cách dễ nhất để phá sản là không để ý đến chi phí của bạn”. Không có gì nói lên tầm quan trọng của việc theo dõi các khoản chi tiêu cá nhân tốt hơn câu nói đó.

Mọi người thường mua nhiều thứ trong một tháng. Đơn giản chỉ là một gói kẹo cao su, một tờ báo, một ly trà sữa, hoặc thậm chí là quần áo, giày dép và đồ gia dụng hay đặt hàng online. Vào cuối tháng, khi nhìn lại các giao dịch đã mua, bạn có thể phát hiện ra rằng mình đã thực hiện hơn 50 giao dịch lớn chỉ trong một tháng.

Với tốc độ đó nếu bạn không theo dõi chi tiêu, bạn sẽ dễ dàng chi quá mức, vượt quá thu nhập của mình.

1. Vậy tại sao phải theo dõi chi tiêu hằng tháng?

Nhận thức được thói quen chi tiêu của bản thân là cách tốt nhất để sử dụng tiền 1 cách hợp lý. Khi bạn biết mình tiêu bao nhiêu tiền, bạn sẽ dễ dàng cân đối thu nhập với chi tiêu của mình và thậm chí còn tiết kiệm được cho tương lai.

Hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ 1 tháng thu nhập của bạn là bao nhiêu (bao gồm lương chính, tiền thưởng, tiền tăng ca, việc làm thêm,…). Bạn chi bao nhiêu cho các hoạt động thiết yếu và ăn chơi, cho đầu tư vào bản thân và cho tiết kiệm, đầu từ tài chính khác nếu có.

Nếu bạn không ghi lại các khoản này, đảm bảo không cần 1 tháng mà chỉ vài ngày sau là bạn quên béng mất mình đã tiêu những gì rồi.

app quản lý chi tiêu
quản lý chi tiêu cá nhân

2. Lợi ích của việc theo dõi bảng chi tiêu cá nhân

1️⃣ Bạn sẽ lưu ý đến chi tiêu

Khi viết ra mọi khoản chi phí sẽ giúp bạn tiêu dùng hợp lý hơn và hạn chế tiêu xài hoang phí.

Bạn sẽ có trách nhiệm hơn với tiền của chính mình.

2️⃣ Kiểm soát tài chính

Trong lúc theo dõi các khoản chi, bạn hoàn toàn kiểm soát được tình hình tài chính của mình.

Tại bất kỳ thời điểm nào, bạn sẽ biết chính xác số tiền bạn đang có trong tài khoản ngân hàng là bao nhiêu và số tiền bạn có thể chi tiêu là bao nhiêu?

3️⃣ Xác định rõ vấn đề của bạn

Theo thời gian, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra với tiền của mình.

Nhiều khoản chi tiêu trông có vẻ thực sự cần thiết, nhưng một khi bạn cộng tất cả những gì bạn chi cho việc đi ăn ngoài, cà phê, vé số hoặc bất cứ thứ gì bạn đam mê, bạn sẽ bị sốc khi biết thói quen của mình thực sự đã tốn bao nhiêu tiền.

4️⃣ Tạo ngân sách tốt hơn

Bằng cách theo dõi các khoản chi tiêu, sẽ giúp bạn lập ngân sách rõ ràng cho các khoản chi tiêu hằng tháng của mình dựa trên dữ liệu đã ghi lại trước đó.

5️⃣ Theo dõi tiến độ tài chính

Bạn sẽ thấy được sự tiến bộ của mình trên con đường đạt được các mục tiêu tài chính.

6️⃣ Giữ tài chính có tổ chức

Chi tiêu vô tổ chức dẫn đến các vấn đề nợ, thiếu tiền vào cuối tháng. Việc kiểm soát ngăn nắp sẽ dễ dàng hơn so với một tình hình tài chính lộn xộn, không nắm rõ.

7️⃣ Cải thiện an ninh tài chính

Giúp bạn theo dõi các tài khoản ngân hàng của mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó đánh cắp thông tin thẻ của bạn và bắt đầu tiêu tiền của bạn? Nếu bạn có theo dõi chi tiêu của mình, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện được những rủi ro này.

8️⃣ Khuyến khích tiết kiệm

Khi theo dõi các khoản chi tiêu, dần dần bạn sẽ nhận thấy những khoản chi phí lãng phí mà mình có thể loại bỏ.

Bằng cách loại bỏ các khoản chi tiêu lãng phí, sẽ mở ra cơ hội tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

9️⃣ Tránh nợ

Theo dõi chi phí của bạn có thể là một động lực mạnh mẽ để tránh nợ.

Khi bạn mắc nợ và không theo dõi chi phí hằng ngày của mình, bạn sẽ dễ dàng để số nợ bạn đang trả mỗi tháng trôi tuột đi mà không chú ý.

Tuy nhiên, một khi bạn bắt đầu theo dõi từng đồng rời khỏi tài khoản ngân hàng, bạn sẽ bắt đầu cộng các khoản thanh toán nợ và sẽ lưu ý đến nó hơn.

II. App quản lý chi tiêu

1. Money Lover: Quản lý thu chi

app quản lý chi tiêu
app quản lý chi tiêu
  • ✅ Hơn 5tr lượt tải xuống
  • ✅ Top #4 ứng dụng có doanh thu cao nhất trong tài chính (đồng thời cũng là top 1 trong app quản lý tài chính)
  • ✅ Điểm đánh giá: 4.6/5
  • ✅ App chạy mượt, giao diện tiếng Việt thân thiện, dễ sử dụng
  • ❗Dùng miễn phí thì có quảng cáo, có phiên bản premium (449k tuỳ sale dùng trọn đời) loại bỏ quảng cáo, lập nhiều ví cơ bản, tạo nhiều ngân sách, xuất file exel,…
  • ✅ Tiện dụng khi cần ghi chép và tính nhanh các khoản chi tiêu. Giao diện đẹp, icon dễ thương
  • ❗Có tính năng liên kết với thẻ ngân hàng, tiki, CGV để tự động đồng bộ dữ liệu chi tiêu (có tốn phí 49k/1 tháng, 449k/1 năm, phải mua riêng không nằm trong gói premium)

2. Sổ thu chi misa

app quản lý chi tiêu
app quản lý chi tiêu
  • ✅ Hơn 500k lượt tải xuống
  • ✅ Top #5 ứng dụng có doanh thu cao nhất trong tài chính (đồng thời cũng là top 2 trong app quản lý tài chính)
  • ✅ Điểm đánh giá: 4.4/5
  • ✅ App có giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng. Đội ngũ tư vấn nhiệt tình và dễ thương.
  • ❗Phiên bản premium không quảng cáo, không giới hạn số lần scan hoá đơn, không giới hạn số tài khoản, sổ tiết kiệm,… (19k/ 1 tháng, 228k/1 năm). Còn trong bản Free, người dùng chỉ được tạo 2 tài khoản; 1 hạn mức chi và tạo tối đa 2 sổ tiết kiệm
  • ✅ Có chương trình chia sẻ bạn bè để đổi xu không quảng cáo, nâng cấp premium, đổi voucher
  • ✅ Khá đầy đủ và chi tiết, các hạng mục ghi chép rõ ràng, cách phân bổ nguồn tiền hay.
  • ❌ App chưa có tính năng liên kết với ngân hàng

3. File Excel tạo bảng chi tiêu cá nhân

Giờ thì ai cũng làm văn phòng, biết sử dụng excel hết rồi. Bạn có thể tự tạo file excel để tự mình quản lý chi tiêu cá nhân mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ 3 nào.

Chỉ với thao tác điền và công thức rất đơn giản, không yêu cầu cao về thủ thuật excel đâu. Ngoài ra, để muốn an toàn, bạn có thể đặt pass để mở được file lên. Chỉ 1p mỗi ngày điền thu chi hàng ngày, thỉnh thoảng còn ngó qua quản lý số tiền tiết kiệm, danh mục đầu tư của mình trong cùng 1 file cũng rất là tiện luôn đó.

  • ✅ Tự mình sáng tạo, muốn thêm, bớt mục gì không cần phụ thuộc vào app
  • ✅ Không lo bị mất dữ liệu ví dụ khi thay điện thoại mới
  • ✅ Miễn phí, không quảng cáo
  • ✅ File excel rất nhẹ
  • ✅ 1 file quản lý chi tiêu kèm theo quản lý số tiền gửi tiết kiệm, số tiền đầu tư

Bạn có thể tự tạo file bảng chi tiêu cá nhân hoặc tham khảo file excel mình đang dùng để quản lý chi tiêu cá nhân như hình trên, khá là đơn giản à. Nếu bạn cần file tham khảo thì vào tài nguyên đăng ký, mình sẽ gửi file cho bạn nhé!

III. Hành động quản lý chi tiêu cá nhân

Sau khi đã ghi chép lại chi tiêu của mình trong vài tháng rồi. Chúng ta hãy xem xét từng khoản chi tiêu theo tính thiết yếu và tính quan trọng.

👉 Những khoản mà bạn không phải dùng mà cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình hay của người khác thì bạn có thể cắt bỏ.

👉 Những khoản mua sắm mang tính thích nhất thời mà không sử dụng, không khai thác hết tính năng, chỉ để khoe mẽ, đú trend… cũng nên cắt bỏ.

👉 Những khoản chi không quá quan trọng mà bạn làm thường xuyên và ảnh hưởng đến sức khoẻ (như thay vì ngày nào cũng trà sữa thì đổi sang 2-3 ngày 1/ ly, nhậu nhẹt nhiều,…) cũng có thể giảm bớt.

👉 Những khoản mà bạn cân nhắc có thể thay thế bằng hình thức khác để giảm số tiền chi tiêu trong danh mục đó (đi xe bus thay vì đi grap, nấu ăn ở nhà thay vì đi ăn hàng, mua đồ ở chợ thay vì thường xuyên đi siêu thị, …).

➡️ Cắt bỏ và giảm những chi phí trên, tính lại tỷ lệ % cho từng quỹ chi tiêu. Khi đó bạn sẽ biết là mình đã dư ra bao nhiêu % để tiết kiệm.

app quản lý chi tiêu
app quản lý chi tiêu

Vào tháng sau, ngay ngày nhận lương, bạn hãy trích ngay tỷ lệ % này để tiết kiệm, còn lại thì chi tiêu bình thường, hết thì dừng các khoản không hợp lý. Chứ không phải là chờ tiêu hết, cuối tháng còn bao nhiêu thì mới tiết kiệm thì cá chắc 100% là bạn chẳng còn bao nhiêu nữa đâu.

Mỗi khi làm không đúng kế hoạch chi tiêu đã định ra, bạn hãy tự nhắc mình về mục tiêu tài chính mà bạn đang hướng đến để có động lực kỷ luật bản thân tốt hơn.

IV. Kết luận về cách dùng các app quản lý chi tiêu

Theo dõi chi tiêu của bạn qua app quản lý chi tiêu không khó – đó chỉ là một thói quen. Cũng giống như những thói quen quan trọng khác, cần làm một số việc mới và sự lặp đi lặp lại để chuyển từ việc cố gắng nhớ sang thực hiện một cách tự động.

Sau này, ngân sách của bạn đạt được mục tiêu, bạn sẽ cám ơn vì những ngày thực hiện hành động nhỏ này đấy.

Lưu ý:

  • Nguồn bài viết Ngày vui vẻ tham khảo từ các trang: richardkleincpa, icicidirect.
  • Nếu có sai sót hoặc ý kiến đóng góp gì về bài viết, rất mong nhận được chia sẻ quý giá từ các bạn.
Nếu thấy bài viết hay thì ủng hộ tớ nhé!
5 1 vote
Đánh giá bài viết

Bài liên quan

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
error: Content is protected !!
0
Mòn mỏi chờ comment của bạn.x
()
x