Có 2 thể loại bất bại của phim Nhật mà không 1 người xem khó tính nào không thể không hài lòng được.
Đó là phim nghề nghiệp và phim tình cảm gia đình.
Chỉ những tình tiết rất đời thường, giản dị mà Tonbi – Cánh diều đen đã đưa người xem đến với những giá trị nhân văn sâu sắc của tình cảm gia đình và tình làng nghĩa xóm giữa người với người.
Mục lục:
1. Nội dung phim (có spoil)
Trên thế giới này đều có những người bố như thế, đều có những đứa con hiếu thảo như vậy. Chỉ là cách thể hiện khác nhau thôi, chỉ là tính cách khác nhau thôi nên biểu hiện ra bên ngoài của mọi người là không hề giống nhau. (Có đôi lúc vì hoàn cảnh, vì 1 lý do nào đó, mà người ta vịn lấy để đi ngược lại giá trị đạo đức, tâm hồn của chính mình).
Yasu san là 1 người bố như thế, cả Akira cũng vậy.
Yasu là 1 người hơi ngu ngơ, khờ khạo nhưng bản tính chân thật, thẳng thắng, thậm chí có hơi nóng tính. Ông nuôi con bằng tất cả tình thương của mình. Bằng tấm lòng vĩ đại nhưng cứng rắn của người cha.
Chính vì thế mà có lúc ông ghen tị với cậu bạn nối khố vì suốt ngày được luyện tập bóng chày với con trai. Nhiều lúc ông giận hờn vu vơ, giận cả sang công việc, sang đồng nghiệp (đấm cho 1 cái vào mặt), đặc biệt là giận cả bản thân: tự đánh vào người mình khi đã đánh con, nhịn ăn nhịn uống để cái tuổi đã già lại bị suy dinh dưỡng.
Gà trống nuôi con là khó khăn, là cực khổ thế đó nên ông chưa bao giờ nghĩ đến có 1 ngày sẽ phải rời xa con mình. Tự lựa chọn cho con thi vào 1 trường gần nhà. Có đôi chút ích kỷ nhưng đó lại là niềm vui hằng ngày của ông kể từ khi vợ mất.
Con đi xa, Yasu lại 1 mình, lại như cái thuở thiếu thời, lớn lên mà không có tình yêu thương của cha mẹ. Nhưng “cha thà treo cổ tự tử còn hơn là làm vật cản đường của con, cha sẽ không đến thăm con đâu.” Ông phải chui vào nhà vệ sinh để tự khóc 1 mình vì sợ con nhìn thấy. Tất cả điều đó đã dẫn dắt, nuôi dưỡng Akira nên người.
Khi cười thì người ta hạnh phúc nhưng khi thật sự hạnh phúc, con người ta lại khóc.
Yasu đã làm tròn trách nhiệm của 1 người cha, nhưng đối với ông đó không phải là trách nhiệm, mà là tình cảm yêu thương của gia đình. Bên cạnh đó, không thể phụ nhận vai trò của những người bạn, người chị, người hàng xóm,.. đã luôn đồng hành cùng cuộc hành trình của gia đình ông, cuộc hành trình của những cánh diều đen và con chim ưng.
Thật sự là khi xem phim này, mình đã khóc, khóc rất nhiều, khóc theo mỗi tập phim, khóc khi tiếng nhạc, tiếng còi vang lên. Khóc để cảm nhận và để nhớ về gia đình mình.
Đâu đó trong phim có 1 nét gì đó giống với đời thực của mỗi người. Khi người con đậu đại học, khi con đi học xa nhà, vô tư, hăm hở mà quên đi nỗi nhớ của cha mẹ. Rồi trong tương lai, con trưởng thành, đi làm, kết hôn, ba mẹ vẫn ở đó… đợi con về!
Gia đình sẽ lớn lên phải không nhỉ? Từ 1 thành 2, từ 2 thành 3, gia đình ta đã lớn như thế nào?
Link tải phim: fanpage Satoh Tạkeru
2. Giải thưởng phim Tonbi – Cánh diều đen
-Là bộ phim truyền hình 2013 dựa trên bộ tiểu thuyết ăn khách cùng tên của Shigematsu Kiyoshi.
-16th Nikkan Sports Drama Grand Prix (Jan-Mar 2013): Phim truyền hình hay nhất.
-Giải thưởng Phim truyền hình Châu Á 2013: Phim truyền hình được yêu thích nhất.
3. Kết luận phim Tonbi – Cánh diều đen
Phim nằm trong dự án 12 bộ phim truyền hình Nhật Bản phát sóng trên Đài VTV những năm 2014. Phim nào trong dự án này cũng hay, cũng đặc sắc cả.
Dù sau này có được xem bao nhiêu bộ phim đi chăng nữa, thì Tonbi – Cánh diều đen cùng với phim Mother (2010) do bé Ashida Mana đóng luôn là 2 bộ phim gia đình hay nhất mình từng xem.
Phim không đề cập đến tình yêu nam nữ, chỉ đơn thuần tình cảm gia đình thôi, mà nó day dứt, cảm động, nhân văn và ý nghĩa lắm.